0908.140.363
Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, nên hay không?

Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, nên hay không?

Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu đang rất phổ biến hiện nay và được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm. Mô hình kinh doanh này có tỉ lệ thành công khá cao. Tuy nhiên cũng tồn tại khá nhiều rủi ro nhất định. Để hiểu rõ hơn có nên đầu tư mô hình này hay không, xin mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây.

Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh mà theo đó cá nhân, tổ chức được kinh doanh dựa theo thương hiệu đã có từ trước. Các đối tượng này sẽ tiến hành mua lại thương hiệu với 1 khoản phí nhất định, thời gian sử dụng cùng các yếu tố như sản phẩm, hoa hồng,… theo thỏa thuận ban đầu.

Bên nhượng quyền cung cấp tài nguyên như phương thức kinh doanh, công thức chế biến, sản phẩm… để bên nhận nhượng quyền có thể thực hiện kinh doanh. Song song đó, bên mua thương hiệu cần tuân thủ các nguyên tắc kinh doanh để không làm ảnh hưởng sự uy tín bên bán. Mọi thỏa thuận sẽ có sự ràng buộc rõ ràng liên quan pháp lý để hai bên thực hiện.

Ưu nhược điểm của hình thức kinh doanh nhượng quyền kinh doanh

Hình thức nhượng quyền kinh doanh có những ưu nhược điểm riêng biệt. Chúng ta sẽ xét các ưu nhược điểm này trên cả 2 phía về bên nhượng quyền kinh doanh và bên nhận nhượng quyền. 

Ưu điểm của kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Đối với bên nhượng quyền thương hiệu:

  • Có thể mở rộng quy mô kinh doanh của đơn vị.

  • Nâng cao độ quảng bá thương hiệu ở mọi nơi.

  • Tối ưu chi phí để phát triển thị trường.

  • Tạo dựng hệ thống liên kết quy mô rộng lớn.

  • Tăng thêm khoản thu nhập từ các bên mua thương hiệu 

Bên mua nhượng quyền thương hiệu:

  • Không mất quá nhiều thời gian, chi phí để xây dựng thương hiệu có sức cạnh tranh.

  • Khả năng tiếp cận các đối tượng khách hàng và cạnh tranh với đối thủ trên thị trường cao.

  • Giảm thiểu rủi ro kinh doanh khi không phải xây dựng thương hiệu từ ban đầu.

  • Sản phẩm, dịch vụ được ổn định, chuẩn hóa ngay từ ban đầu

  • Bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ đào tạo nhân viên, quản lý, kinh doanh,… chi tiết.

  • Nhận được các gói hỗ trợ gọi vốn từ bên nhượng quyền.

Nhược điểm của hình thức nhượng quyền kinh doanh

Bên nhượng quyền thương hiệu:

  • Mất quyền kiểm soát đồng bộ trong hoạt động kinh doanh.

  • Thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu bên mua nhượng quyền xảy ra các vấn đề tiêu cực.

  • Bên mua nhượng quyền có thể lợi dụng kiến thức, kinh nghiệm để trở thành đối thủ.

Bên mua nhượng quyền thương hiệu:

  • Bỏ ra một khoản phí ban đầu để mua thương hiệu 

  • Chia sẻ lợi nhuận với bên nhượng quyền thương hiệu

Có nên thực hiện kinh doanh nhượng quyền không?

Mỗi mô hình kinh doanh sẽ có những ưu nhược điểm vốn có riêng. Theo thống kê, chỉ từ 2015 – 2020, các doanh nghiệp nhượng quyền có mức tăng trưởng trung bình cao hơn 20% so với những doanh nghiệp khác. 

Vậy có nên kinh doanh nhượng quyền hay không? Câu trả lời là tùy theo từng nhu cầu, hướng đi và mục tiêu của mỗi cá nhân, tổ chức. Bởi với những ưu nhược điểm kể trên chúng ta có thể nhận định được mong muốn của bản thân. 

Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu sở hữu những điểm mạnh riêng biệt nhưng cũng tồn tại không ít rủi ro. Do vậy, bạn nên cân nhắc vào khả năng, tài chính và mục tiêu của mình trước khi quyết định đầu tư.

Bài viết chia sẻ những thông tin về có nên đầu tư kinh doanh nhượng quyền thương hiệu hay không? Hình thức kinh doanh nhượng quyền sở hữu những ưu nhược điểm riêng biệt. Nếu bạn có nhu cầu nhượng quyền giặt sấy Zily hãy liên hệ theo thông tin dưới đây.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ V&T

Địa chỉ: B14/11C7 Cây Cám, Ấp 2C, Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM

MST: 0312187272

Điện thoại: (028)62.699.513-      zalo: 0908.140.363

Emali: nuocgiatzily9@gmail.com

Web:   zily.com.vn

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận